Yến sào (tổ của loài chim yến) là nguồn tài nguyên quý của quốc gia, là loại thực phẩm cao cấp có nhiều chất bổ dưỡng thiên nhiên rất diệu kỳ.
Yến sào có năng lượng cao, cơ thể con người dễ hấp thụ. Sử dụng yến sào thường xuyên có tác dụng bổ huyết, làm sạch phổi và các cơ quan hô hấp, làm giảm các triệu chứng dị ứng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, tăng thể lực, cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường khả năng hoạt động thể lực và phản xạ thần kinh, kích thích tiêu hóa, tăng cường các kích thích sinh trưởng cho các tế bào, phục hồi các tế bào bị thương tổn, chống lão hóa.
Yến Sào cung cấp 18 loại Acid Amin, trong đó có 9 loại Acid Amin mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Với 9 loại Acid Amin này có thể được cung cấp từ các loại thực phẩm thường ngày, tuy nhiên mỗi loại thực phẩm thông thường chỉ chứa khoảng 3 – 4 loại, nhưng Yến Sào lại hội tụ đủ 9 loại Acid Amin tốt cho cơ thể.
Acid Amin Leucine – chiếm 4,56% trong yến sào
– Leucine là Acid Amin quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu, hỗ trợ tốt cho bệnh nhân mắc phải chứng gia tăng đường huyết (Hyperglycemica),. Chính vì vậy, sử dụng yến sào sẽ hỗ trợ quá trình giảm cân, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả, cải thiện bệnh tiểu đường.
Acid amin Lysine – chiếm 1,77% trong yến sào
– Nhiệm vụ quan trọng nhất của loại Acid Amin này là tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi.
– Việc sử dụng yến sào mỗi ngày, giúp cơ thể bù đắp lượng canxi bị thiếu hụt, giúp giảm nguy cơ loãng xương trong độ tuổi trung niên, tuổi già và giúp trẻ nhỏ cứng cáp, phát triển xương tốt hơn
Acid amin Phenylalanine – chiếm 4,5% trong yến sào
– Phenylalanine là một Acid Amin có chức năng tăng tỷ lệ hấp thụ tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo ra vitamin D nuôi dưỡng làn da. Vitamin D còn có vai trò quan trọng trong việc tạo sự chắc khỏe cho xương.
Acid amin Trytophan – chiếm 2,26% trong yến sào
– Trytophan có hai chức năng quan trọng đó là được gan chuyển hóa thành Vitamin B3 và cung cấp tiền chất của Serotonin là chất có tác dụng đến hệ thần kinh giúp thoải mái đầu óc, tinh thần sảng khoái, minh mẫn.
Đối với những người hay bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc thì bổ sung yến sào vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ mang lại một giấc ngủ ngon, xua tan mệt mỏi.
Acid Amin Valine – chiếm 4,12% trong yến sào
– Loại Acid Amin này chữa lành tế bào cơ và hình thành tế bào mới, đồng thời giúp cân bằng Nitơ cần thiết. Ngoài ra, nó còn phân hủy đường Glucozơ có trong cơ thể.
Đây là Acid Amin có vai trò lớn trong việc sản sinh các tế bào mới, đặc biệt là tế bào da, với việc bổ sung đầy đủ lượng sẽ giúp gìn giữ nét thanh xuân cho làn da qua thời gian.
Acid Amin Threonine – chiếm 4,74% trong yến sào
– Chức năng chính của hoạt chất Threonine là tăng cường sự hình thành Collagen và Elastin – đây là hai chất có khả năng tạo liên kết các tế bào trong cơ thể. Trong đó, Collagen là phần cấu tạo nên hạ bì của da, giúp cho làn da căng khỏe, giúp duy trì sự ổn định, kết cấu da, giảm nguy cơ hình thành nếp nhăn.
Acid Amin Histidine
– Giúp phát triển trí não, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hấp thu kẽm, giảm dị ứng.
Acid Amin Methionine
– Giúp gan hoạt động hiệu quả, giảm cholesterol xấu, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch
Acid Amin Isoleucine
– Cung cấp năng lượng cho cơ bắp, giúp cơ thể phục hồi sau khi tập luyện, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, cải thiện chức năng nhận thức.
Yến sào còn chứa một số acid amin cũng rất quan trọng cho cơ thể
- Proline: đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành collagen, giúp duy trì cấu trúc da, xương, khớp và sụn.
- Axit aspartic: là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, tham gia vào quá trình vận động, học tập và trí nhớ. Nó cũng có thể giúp giải độc amoniac trong cơ thể.
- Serine: cần thiết cho sản xuất protein, enzyme và các phân tử quan trọng khác trong cơ thể. Nó cũng đóng vai trò trong chuyển hóa chất béo và đường.
- Tyrosine: là tiền chất của các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, norepinephrine và epinephrine, ảnh hưởng đến tâm trạng, sự tập trung và chức năng tuyến thượng thận.
- Alanine: là một nguồn năng lượng quan trọng cho cơ bắp và hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, alanine còn tham gia vào quá trình sản xuất glucose, giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định.
- Glycine: là một chất ức chế thần kinh, giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh trung ương và cải thiện giấc ngủ.
- Glutamic acid: là một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, tham gia vào học tập, trí nhớ và khả năng nhận thức.
- Cysteine: là một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do và hỗ trợ quá trình giải độc.
- Hydroxyproline: là một thành phần chính của collagen, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc da, xương, sụn và các mô liên kết khác.
Các vitamin và khoáng chất có trong yến sào
- Đạm (Protein):
- Yến sào chứa hàm lượng protein cao, dao động từ 50-60%, tùy thuộc vào nguồn gốc và cách nuôi dưỡng.
- Protein trong yến sào là loại protein không béo, dễ hấp thu, cung cấp các axit amin thiết yếu cho cơ thể.
- Protein giúp xây dựng và sửa chữa các mô, cơ bắp, xương khớp, đồng thời hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
- Vitamin:
- Vitamin B1 (Thiamine): Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, chức năng thần kinh và tim mạch.
- Vitamin B2 (Riboflavin): Tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, giúp da, tóc và móng khỏe mạnh.
- Vitamin B6 (Pyridoxine): Quan trọng cho chức năng não bộ, hệ miễn dịch và chuyển hóa protein.
- Vitamin B12 (Cobalamin): Giúp hình thành tế bào máu đỏ, duy trì hệ thần kinh và chức năng nhận thức.
- Vitamin C (Axit Ascorbic): Tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ hấp thụ sắt.
- Vitamin E (Tocopherol): Chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
- Khoáng chất:
- Canxi: Giúp xương và răng chắc khỏe, hỗ trợ chức năng thần kinh và cơ bắp.
- Sắt: Vận chuyển oxy trong máu, ngăn ngừa thiếu máu.
- Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ chức năng sinh sản và lành vết thương.
- Magiê: Giúp thư giãn cơ bắp, điều hòa huyết áp và hỗ trợ chức năng thần kinh.
- Kali: Duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ chức năng tim và cơ bắp.
- Phốt pho: Quan trọng cho xương và răng, tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng.
- Natri: Duy trì cân bằng điện giải, điều hòa huyết áp và chức năng thần kinh.
- Mangan: Hỗ trợ chuyển hóa carbohydrate, protein và chất béo, đồng thời giúp hình thành xương.
- Đồng: Tham gia vào quá trình sản xuất năng lượng, giúp hấp thụ sắt và hỗ trợ hệ miễn dịch.
- Selen: Chống oxy hóa mạnh mẽ, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương và hỗ trợ hệ miễn dịch.
Ngoài ra, yến sào còn chứa một số vi chất dinh dưỡng khác như:
- Chromium: Hỗ trợ điều hòa lượng đường trong máu.
- Iodine: Quan trọng cho chức năng tuyến giáp.
- Molybdenum: Giúp chuyển hóa carbohydrate và protein.
Trong tổ yến có rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng quý giá có tác dụng nhanh chóng hồi phục sức khỏe, hỗ trợ quá trình làm lành vết thương nhanh hơn, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Tổ yến có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, cân bằng và hỗ trợ quá trình trao đổi chất, khả năng hoạt động thể lực và phản xạ của hệ thần kinh; tăng số lượng hồng cầu, kích thích sinh trưởng của tế bào nhanh chóng phục hồi tế bào bị tổn thương. Ngoài ra tổ yến còn có công dụng giúp nâng cao và cải thiện hệ thống hô hấp của cơ thể, có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh như lao phổi, viêm gan siêu vi, viêm phế quản mãn tính… Và hơn thế nữa, tổ yến còn là một thực phẩm rất bổ dưỡng giúp bồi bổ cơ thể chống suy nhược, giảm stress và căng thẳng trí óc, suy nhược cơ thể và nóng trong người do hút thuốc và sử dụng rượu bia quá nhiều.
Từ những gì chúng tôi đã liệt kê ở trên có thể thấy rằng yến sào là một thực phẩm rất tốt cho cơ thể, đây cũng là một tài nguyên thiên nhiên quý gia của nước ta, Yến sào Việt Nam luôn là một sản phẩm được các nước ưa chuộng sử dụng làm thực phẩm nâng cao sức khỏe.